Tự pha cafe - thói quen hình thành nhờ mùa dịch

Tự pha cafe - thói quen hình thành nhờ mùa dịch
logo
5 stars - based on 1 reviews

Tự pha cafe - thói quen hình thành nhờ mùa dịch

Tôi là một người ghiền cafe, dân văn phòng mà uống cafe có khi còn nhiều hơn nước lọc. Ngày không có 1 ly là không thể tỉnh táo để làm việc, một ngày tôi uống 3, có hôm là 4 ly. 

Trung bình giá một ly rơi vào khoảng 50-60 nghìn, bét lắm cũng 30-40 nghìn rồi. Nhiều khi cũng xót tiền rồi nghĩ “Hay là tự pha cafe đi” , nhưng mà cứ tặc lưỡi cho qua. 

Cho đến khi covid ập đến. Cafe ngon ngoài quán nay không còn nên tôi quyết định học cách tự pha cafe. Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng tự mày mò tôi cũng có được một ly cafe ngon lành.

 

Kinh nghiệm pha cafe của tôi:

  1. Bột cafe

 

        Tôi chọn bột cafe thay vì các loại khác bởi vì tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức, không cần phải rang hay xay hạt cafe thành bột nhỏ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cà phê xay sẵn, tùy từng nơi họ xay như thế nào thì điều quan trọng nhất bạn cần quan tâm đó là bột cafe phải to như hạt đường, vì nếu mịn quá khi pha bột sẽ theo những lỗ trong phin và rơi xuống ly tạo thành cặn. Không những thế cà phê sẽ rất khó chảy xuống, mịn quá có khi còn không chảy. Vậy nên tôi gợi ý cho bạn một địa điểm bán cafe bột nổi tiếng: 

         Địa chỉ: Rain coffee - 107K1 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội/0943630611

        Có 4 loại phổ biến nhất cho bạn lựa chọn: Gu blend 1, Gu blend 2, Gu mộc 1, Gu mộc 2

        Giá: dao động từ 250.000 đồng  đến 350.000 đồng/ kg 

 

 

        2. Dụng cụ pha cafe

 

        Trong thế giới cà phê, mỗi loại dụng cụ mang đến một cách thức pha chế khác nhau, từ đơn giản đến cầu kỳ. Tuy nhiên, để tiết kiệm cả chi phí và thời gian và tận dụng những gì có sẵn thì tôi lựa chọn phin cafe 

        Phin cafe  là dụng cụ chiết xuất cà phê đơn giản nhất dễ tìm kiếm vời mức giá rẻ. Hiện nay trên thị trường có 2 loại phổ biến là phin inox và phin nhôm

        Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. 

        Phin inox  được các cá nhân hay gia đình chọn lựa, dụng cụ có giá thành cao, độ bền lâu và ít bị hoen gỉ, tuy nhiên khả năng giữ nhiệt kém. 

        Trong khi đó, phin nhôm lại được sử dụng pha chế rộng rãi hơn (chủ yếu là sử dụng trong các quán xá) với giá thành phải chăng và khả năng chịu nhiệt tốt giúp cà phê đạt được hương vị chuẩn nhất.

    

        3. Sai lầm

Thời gian đầu tiên, tôi không thể pha được một ly cà phê với hương vị vừa miệng. 

Thứ nhất, tôi cho lượng bột cafe và nước không phù hợp. Với dân nghiệp dư thì thường xuyên đong bột cafe theo cảm quan bằng mắt thường. Nhưng lượng bột cafe quá nhiều lại gây ra vị chát và đặc quánh cho cafe. 

Thứ hai, xem nhẹ việc xử lý dụng cụ pha. Tôi chỉ vệ sinh sạch sẽ phin cafe sau khi pha bằng nước, để phơi khô và trước khi pha ly mới, tôi sử dụng luôn. Bạn cần tráng phin, ly để cà phê và các dụng cụ khác qua nước nóng trước khi pha ly mới 

Thứ ba, thời gian ủ cà phê quá lâu. Đợi khoảng 1 phút để cà phê nở hết ra. Sau đó đổ tiếp nước đầy đến khoảng 2/3 phin

          4. Cách pha 

Sau nhiều lần thất bại, tìm tòi, cuối cùng tôi cũng tìm được một hướng dẫn pha cà phê phin chi tiết và đây chính là công thức tôi sử dụng đến tận bây giờ. Mời bạn xem video tại đây: 

Bài viết liên quan

Viết bình luận

Note: HTML is not translated!
    Bình thường           Hay