Sao chép công nghệ sản xuất từ Hàn Quốc, một DN Việt sắp xuất khẩu cả nghìn tấn kim chi sang chính quê hương của món ăn nổi tiếng này

Sao chép công nghệ sản xuất từ Hàn Quốc, một DN Việt sắp xuất khẩu cả nghìn tấn kim chi sang chính quê hương của món ăn nổi tiếng này
logo
5 stars - based on 1 reviews

Theo ước tính, mỗi người Hàn Quốc tiêu thụ từ 60-100g kim chi trong một bữa ăn. Cung không đủ cầu, Hàn Quốc buộc phải nhập khẩu món ăn đặc trưng này, mở ra cơ hội phát triển cho ngành thực phẩm chế biến của Việt Nam.

 

Sao chép công nghệ sản xuất từ Hàn Quốc, một DN Việt sắp xuất khẩu cả nghìn tấn kim chi sang chính quê hương của món ăn nổi tiếng này

 

Nắm được điều đó, một doanh nghiệp Việt đã mạnh dạn xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại với toàn bộ quy trình công nghệ từ Hàn Quốc nhằm xuất khẩu ngược kim chi về chính quê hương của món ăn nổi tiếng này.

Hàn Quốc được biết đến với tên gọi “xứ sở kim chi” bởi đây là biểu trưng cho nét văn hóa ẩm thực lâu đời, góp phần quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra thế giới. Tuy nhiên, điều bất ngờ là người dân nước này lại đang phải sử dụng kim chi nhập khẩu.

Điều kiện khí hậu không thuận lợi khiến Hàn Quốc không có đủ nguyên liệu cho việc sản xuất kim chi trong nước. Không những vậy, quốc gia này lại còn phải xuất khẩu kim chi chính gốc sang các thị trường khác. Do đó, Xứ sở kim chi phải chấp nhận nhập khẩu món ăn được xem là “quốc bảo” này.

Theo Bộ Nông lâm, công nghiệp chăn nuôi và lương thực Hàn Quốc và Viện nghiên cứu kim chi thế giới, trong năm 2016 Hàn Quốc đã đạt kỷ lục nhập khẩu kim chi với 253.432 tấn, tăng 13,1% so với năm 2015. Tổng giá trị nhập khẩu kim chi là 113,24 triệu USD, tăng khoảng 7,3% so với giá trị nhập khẩu năm 2015.

Thừa kim chi giá rẻ, thiếu kim chi chất lượng cao

Theo Viện nghiên cứu kim chi thế giới, đa số lượng kim chi nhập khẩu hiện nay đều đến từ Trung Quốc. Đây là loại kim chi có giá rẻ, nguồn cung dồi dào và liên tục, được sử dụng rộng rãi trong hệ thống horeca (Hotel – Khách sạn, Restaurant – Nhà hàng, Catin – Căn tin) Hàn Quốc.

Viện cho biết nếu loại trừ lượng kim chi mà các nhà hàng, quán ăn trực tiếp muối và chỉ tính lượng kim chi thành phẩm mà các đơn vị này sử dụng, tỷ trọng kim chi nhập khẩu lên đến 75,9%. Trong đó hầu hết là kim chi giá rẻ.

Tuy nhiên, các khảo sát từ Học viện kim chi Hàn Quốc, nhu cầu sử dụng kim chi chất lượng cao tại Hàn Quốc lại chưa được đáp ứng. Đây là cơ sở để Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Mặt Trời Đỏ (REDSUN ITI) đặt mục tiêu xuất khẩu kim chi Việt Nam ngược về thị trường Hàn Quốc.

Để cụ thể hóa tham vọng này, Ngày 16/8/2017 vừa qua, Redsun ITI đã chính thức khánh thành Nhà máy chế biến thực phẩm tại KCN Hiệp Phước, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, kim chi là sản phẩm chủ lực với toàn bộ công nghệ máy móc và đội ngũ chuyên gia đến từ Hàn Quốc.

Nhà máy có tổng diện tích phục vụ sản xuất là 10.200m2. Với hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu từ Hàn Quốc, dự kiến nhà máy sẽ cho “xuất xưởng” đến gần 15.000 tấn thực phẩm mỗi năm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó kim chi là mặt hàng chủ lực với sản lượng 5.800 tấn/năm.

Quy trình sản xuất kim chi trong nhà máy chế biến thực phẩm mới khánh thành của Redsun ITI
Quy trình sản xuất kim chi trong nhà máy chế biến thực phẩm mới khánh thành của Redsun ITI

Ông Phạm Cao Vinh, Chủ tịch HĐQT của công ty cho biết khi nhà máy vận hành và vùng nguyên liệu đảm bảo sẽ cung cấp 5.800 tấn kim chi chất lượng cao mỗi năm. Nhờ vậy, công ty đặt ra 2 mục tiêu.

Trước tiên là phục vụ nhu cầu sử dụng kim chi trong nước. Theo khảo sát của Redsun ITI, thị trường hiện mới chỉ được đáp ứng 15%. Ngoài ra, có đến 70% người Việt biết đến kim chi nhưng chưa có dịp sử dụng. Đây là cơ hội cho ngành sản xuất có mức tăng trưởng 14% này phát triển trong những năm tới.

Song song đó, mục tiêu quan trọng hơn của Redsun ITI là lội ngược dòng, đưa kim chi sản xuất tại Việt Nam xuất ngược về Hàn Quốc. Cụ thể, Redsun ITI nhắm tới việc xuất khẩu 30% tổng sản lượng kim chi làm ra về thị trường Hàn Quốc. Xa hơn là các nước lân cận như Singapore, Úc…

Theo ông Vinh, Redsun ITI có 3 lợi thế chính khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc. Đó là nguồn nguyên liệu ổn định, nhu cầu kim chi chất lượng lớn. Quan trọng nhất là sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty và Học viện kim chi Hàn Quốc.

Hiện tại tất cả các mẫu kim chi của Redsun ITI đều được mang sang để các chuyên gia từ Học viện kim chi Hàn Quốc kiểm tra và đánh giá. Qua đó đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và hương vị của kim chi sẽ phù hợp với người Hàn.

 
Nguyên liệu kim chi được xử lý trong dây chuyền hiện đại từ Hàn Quốc
Nguyên liệu kim chi được xử lý trong dây chuyền hiện đại từ Hàn Quốc

Sự liên kết này đã mang lại kết quả khi kim chi Redsun ITI có được hợp đồng xuất khẩu kim chi đầu tiên. Theo đó, những lô kim chi đạt chuẩn của công ty sẽ cập cảng Hàn Quốc vào quý I/2018.

Đây là điểm đánh dấu một bước tiến mới của Redsun ITI cũng như ngành sản xuất thực phẩm của nước ta. Với lợi thế nguồn nguyên liệu ổn định, chi phí nhân công còn thấp, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng trở thành nhà cung ứng các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao đặc trưng ra các thị trường thế giới.

Viết bình luận

Note: HTML is not translated!
    Bình thường           Hay